Nguồn gốc Ngọc tỷ truyền quốc Ngọc tỷ truyền quốc

Ngọc tỷ truyển quốc nguyên là Ngọc bích họ Hòa - Quốc bảo của nước Sở thời Chiến Quốc, sau lưu lạc các nước rồi mới được Thủy Hoàng Đế dùng để đẽo ngọc.

Khi Tần Thủy Hoàng diệt được 6 nước, thống nhất toàn bộ Trung Quốc (221 TCN), ông bắt đầu đặt ra quy định chặt chẽ về việc chế tạo, danh xưng, và sử dụng của Ấn.

Tần Thủy Hoàng quy định rằng " Tỷ" (璽) là từ dành riêng để gọi Ấn của Hoàng đế, và "Tỷ" phải được chế và khắc trên ngọc, vì thế nên được gọi là "Ngọc tỷ", còn Ấn ký Hoàng đế được gọi là "Tỷ thư". Từ đó "Tỷ thư" trở thành từ ngữ riêng để chỉ chiếu thư và sắc mệnh của Hoàng đế.

Theo quy định của Tần Thủy Hoàng, Ấn của quan lại (văn, võ) thì được chế bằng đồng.

Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, làm chủ một lãnh thổ rộng chưa từng có trong các triều đại trước đó (Hạ, Thương, Chu). Để chứng tỏ quyền uy tối cao của mình, ông ra lệnh cho người thợ ngọc là Tôn Thọ dùng một loại ngọc quý nổi danh đương thời là loại ngọc họ Hòa, để tạo cho ông một "Ngọc tỷ" làm bảo vật truyền quốc, gọi là "Ngọc tỷ truyền quốc".

Ngọc họ Hòa là báu vật truyền từ thời Xuân Thunước Sở. Đến khi vua Tần diệt nước Sở (223 TCN) thì nắm được ngọc họ Hòa. Tôn Thọ chế ra Ngọc tỷ vuông vức bốn tấc, phía trên khắc hình con rồng cuộn khúc, tinh xảo khéo léo, phía dưới khắc tám chữ triện. Tám chữ này do tay Thừa tướng Lý Tư viết, chiếu theo ý của Tần Thủy Hoàng:

受 命 於 天 既 壽 永 昌 (Phiên âm: Thụ mệnh ư thiên, ký thọ vĩnh xương)

Nghĩa là:

Nhận mệnh trời ban, tồn tại mãi mãi.Đế vi Đế, thự thụ cự ký nhĩ chi chân.

Từ đó, "Ngọc tỷ truyền quốc" trở thành vật tượng trưng ngôi vị, quyền lực của các Hoàng đế. Ngôi Hoàng đế là do trời ban. Các vua mới lên ngôi, điều trước hết là cố tìm cách chiếm hữu để chứng minh tính cách thần thánh của mình với dân chúng, và mình là người "được mệnh trời ban".

Các Ấn triện của quan lại chỉ thay đổi về chất liệu là làm bằng đồng, còn ý nghĩa đối với quyền hạn, chức vụ của người được bổ nhiệm cầm Ấn thì vẫn như trước đây.